-         Tiếp cận văn hóa Việt Nam một cách có hệ thống và cụ thể qua việc tìm hiểu các giai đoạn phát triển của tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam cùng những kiến thức văn hóa có tính đặc trưng, cơ bản về đất nước và con người Việt Nam. Tham dự chuyên đề này, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức có tính tổng quan xuay quanh nội dung trọng tâm là văn hóa vật chất. Giúp sinh viên nhận biết và bước đầu hình thành được quan niệm và cái nhìn cơ bản về “văn hóa”, “văn hóa bản địa” và “ giao lưu văn hóa” trong bối cảnh (context) văn hóa  Việt Nam. Từ đó sinh viên có thể liên hệ và đối chiếu với bối cảnh (context) văn hóa nước mình.

-         Tìm hiểu văn hoá Việt Nam mà trọng tâm là văn hoá vật chất. Đó là những nét văn hoá rất gần gũi, dễ nhận thấy trong cuộc sống thường nhật của người Việt nam. Những nội dung chính bao gồm: văn hoá bảo đảm đời sống (ẩm thực, nhà ở, trang phục, các phương tiện đi lại…), các đặc điểm khác nhau của đời sống kinh tế nảy sinh từ những đặc trưng sinh thái và địa lý khác nhau giữa các vùng miền, tính cộng đồng của người Việt – tính cộng đồng làng xã của người Việt...v.v 

-         Tìm hiểu văn hóa truyền thống và những giá trị của nó trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện đại. Cụ thể là những thay đổi về bản chất của văn hóa truyền thống qua từng giai đoạn phát triển của lịch sử và những tác động cụ thể của con người trong quá trình thay đổi đó.